Sở hữu một bộ ghế sofa đẹp và phong cách trong phòng khách chắc chắn là điều mà gia chủ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, để tạo nên một vẻ đẹp hoàn chỉnh cho bộ ghế sofa không thể không kể đến công lao của bọc ghế.
Bọc ghế sofa ngoài tác dụng mang đến cho người sử dụng sự thoải mái cho dù có ngồi liên tiếp nhiều giờ, nó còn góp phần bảo vệ sức khỏe và tạo nên nét thanh lịch, sang trọng cho bộ ghế. Bọc ghế sofa có thể làm từ nhiều chất liệu như nhung, nỉ, vải, da hay giả da simily. Tuy nhiên, dù có làm từ chất liệu nào thì chúng cũng đều có những ưu nhược điểm riêng của mình.
1. Bọc ghế sofa bằng nỉ, nhung:
Ưu điểm: Một trong các ưu điểm dễ nhận thấy nhất của những bộ ghế sofa làm từ chất liệu nhung hay nỉ chính là cảm giác mềm mại và ấm áp. Chính vì vậy, bọc ghế sofa nhung, nỉ thường được sử dụng ở những khu vực có tiết trời lạnh giá. Bọc ghế bằng nhung, nỉ thường có màu sắc trầm, ấm và không có hoa văn. Chính điều này đã góp phần không nhỏ mang đến nét sang trọng và ấm áp cho không gian gian nội thất.
Nhược điểm: Bọc ghế sofa bằng nhung, nỉ dễ thấm nước, bắt bẩn và gây cảm giác nóng, oi bức vào mùa hè. Chính vì vậy, khi sử dụng bọc ghế sofa bằng nhung, nỉ bạn cần phải vệ sinh thường xuyên và nên thay bọc ghế khác phù hợp hơn cho mùa hè. Bên Nội thấtt VINACO có dịch vụ bọc ghế tại nhà, nếu các bạn muốn thay bọc khác cho sofa của mình thì có thể tham khảo bên noithatvinaco.com ngay nhé.
2. Bọc ghế sofa bằng da:
Ưu điểm: Một trong những ưu điểm dễ nhận thấy nhất ở những bộ ghế sofa bọc da chính là vẻ sang trọng và đẳng cấp. Bên cạnh đó, bọc ghế sofa bằng da còn có độ bền cao, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Bọc ghế sofa da càng sử dụng lâu sẽ càng thêm bóng mịn.
Nhược điểm: Bọc ghế sofa da thật có giá khá đắt đỏ. Khi vệ sinh đệm ghế sofa cần vệ sinh đúng cách để ghế không bị ẩm mốc.
3. Bọc ghế sofa vải:
Ưu điểm: Có thể nói, bọc ghế sofa vải là mẫu bọc ghế được sử dụng phổ biến nhất bởi bọc ghế sofa vải có giá thành phù hợp với đa số người tiêu dùng. Mẫu mã, màu sắc đa dạng, hoa văn phong phú cũng là một điểm cộng cho mẫu bọc ghế này.
Nhược điểm: Bọc ghế sofa vải dễ thấm nước và bắt bẩn. Vì thế, khi sử dụng cần chú ý vệ sinh thường xuyên để bọc ghế luôn sạch sẽ và vệ sinh.
Cách để bảo quản và vệ sinh ghế sofa
1. Đối với Sofa bọc vải thô hoặc vải nỉ:
Cách loại bỏ bụi bám:
- Lột vỏ các tấm nệm lót ghế để giặt với xà phòng. Bạn nên ngâm với nước xà phòng ấm khoảng nửa tiếng sau đó giặt sạch.
- Dùng máy hút bụi cầm tay hút sạch bụi trên các phần còn lại của bộ sofa
- Nếu bạn không có máy hút bụi, có thể dùng một chiếc khăn ẩm trải lên ghế, sau đó lấy gậy đập lên trên. Bụi từ ghế sẽ bay lên và bám vào khăn ẩm.
Cách loại bỏ vết bẩn:
- Mực bút bi: đổ một ít cồn lên vết mực rồi dùng giấy toilet thấm cho mực ngấm sang giấy. Lặp lại nhiều lần rồi giặt tấm bọc ghế với xà phòng để loại bỏ hoàn toàn vết mực.
- Sử dụng lọ xịt tẩy nội thất xe hơi cũng cho hiệu quả tốt. Bạn có thể mua lọ xịt ở các cửa hàng phụ tùng ô tô, xịt lên vết bẩn rồi để 2-3 phút, sau đó dùng khăn ẩm chà lên vết bẩn để làm sạch. Cuối cùng dùng quạt hoặc máy sấy tóc để làm khô ghế.
- Bạn cũng có thể mua sản phẩm chuyên dùng cho tẩy rửa ghế sofa như bột sumo, tuy nhiên giá thành khá cao vì là hàng nhập khẩu. Chỉ cần xịt hoặc rắc một ít lên vết bẩn rồi dùng khăn ẩm, miếng mút chà lại là sạch.
Cách khử mùi:
- Bạn có thể nhỏ một giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ trên ghế sofa.
- Dùng nước xịt khử mùi chuyên dụng cho các loại vải và thảm, giá thành khá rẻ, bạn có thể mua trong các siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa.
- Khi giặt các tấm bọc đệm ghế, bạn cũng nên ngâm nước xả vải có hương thơm đậm đặc để khử mùi hôi tốt hơn.
2. Đối với Sofa bọc da:
Bạn nên lau ghế hàng ngày bằng một chiếc khăn mềm, khô và sạch.
Cách loại bỏ bụi bám:
- Bạn nên lau ghế hàng ngày bằng một chiếc khăn mềm, khô và sạch.
- Để làm sạch tổng thể bề mặt da ghế, bạn pha loãng một chút nước xà phòng tắm, sau đó dùng khăn mềm thấm vào để lau. Chú ý là chỉ làm ẩm khăn, không thấm đẫm nước, khi lau nước sẽ chảy vào các khe ghế và ngấm sâu vào bên trong bề mặt da làm hỏng ghế. Dùng cách này bạn có thể loại bỏ bụi bẩn và vết cáu ghét trên ghế. Sau khi lau bằng nước xà phòng, bạn dùng khăn khô lau lại nhiều lần.
Cách loại bỏ vết bẩn:
- Với những vết bẩn khô: dùng bải chải lông mềm chải sạch. Hạn chế chà trực tiếp bàn chải lên bề mặt da.
- Đối với những vết bẩn do trà, cà phê hay các đồ uống khác gây ra, bạn nên nhanh chóng lau bằng một chiếc khăn ướt sau đó dùng khăn khô lau lại. Không đổ nước trực tiếp lên vết bẩn sẽ làm vết bẩn loang rộng ra và hỏng da ghế.
- Nếu ghế bị bẩn bởi dầu mỡ, bạn dùng giấy toilet lau hết vết dầu mỡ, sau đó dùng khăn nhúng vào dung dịch xà phòng pha loãng rồi lau chỗ bẩn, cuối cùng dùng khăn mềm, khô để lau sạch lại. Không sấy ghế bằng máy sấy hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng gắt.
Với những chia sẻ của VINACO về ưu và nhược điểm của các loại bọc ghế, chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được một mẫu bọc ghế phù hợp nhất cho không gian nội thất của mình để giúp căn phòng trở nên hoàn thiện và tiện nghi hơn.
Chúc các bạn thành công!