Vì chất liệu là vải nên rất dễ thấm hút nước nhanh, dễ bị bẩn và phải vệ sinh nhiều hơn.
Thường bạn sẽ phải thuê thợ chuyên nghiệp vệ sinh, khá tốn thời gian và tiền bạc.
Những cách xử lý khi sử dụng sofa vải
Từ những nhược điểm trên bạn không nên quá lo lắng nếu đã “trót” yêu sofa vải và muốn sở hữu nó cho căn nhà nhỏ xinh của mình. Bởi dù là những hạn chế gì thì cũng sẽ có cách khắc phục chúng. Sau đây là một vài biện pháp để xử lý nếu trong quá trình sử dụng bạn gặp phải những vấn đề của nó.
Sofa bị bẩn
Vì dễ bị bẩn nên bạn sẽ càng phải thường xuyên vệ sinh chúng. Điều này không hẳn là điều gì đó không tốt, bởi bạn sẽ có cơ hội bảo quản được ghế sofa của mình luôn sạch sẽ và như mới. Việc thấm hút nước cũng có thể xử lý dễ dàng nếu bạn sử dụng lớp vải bọc là lớp chống thấm nước. Nếu sofa bị mốc bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch.
Sofa bị hôi
Sau một thời gian dài sử dụng, sofa sẽ không thể tránh khỏi có mùi. do việc làm rơi đồ ăn, hay đổ nước uống, do bụi bẩn lâu ngày tích tụ, cũng có thể là mùi mồ hôi của trẻ con nô đùa. Để khử mùi hôi trên sofa vải bạn chỉ cần dùng dung dịch khử mùi, nhỏ một vài giọt hương liệu vào bông hoặc vải mềm rồi quấn lại trong khăn giấy nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ phía sau ghế để át đi mùi hôi. Bạn cũng có thể dùng máy hút bụi, hút ẩm để lọc bớt những bụi bặm, mùi ẩm mốc và làm ghế luôn khô thoáng.
Bên cạnh đó,bạn có thể lựa chọn những sản phẩm có thể tách rời. Bởi không chỉ giúp việc cất lớp đệm đi nếu không cần thiết trở nên dễ dàng mà việc tháo gỡ để vệ sinh cũng sẽ trở nên đơn giản, hoặc bạn cũng có thể thay đổi mẫu mã, màu sắc để tránh nhàm chán, tạo điểm nhấn cho không gian sinh động.
Sofa bị rách
Với các loại sofa vải khi bị rách dễ xử lý hơn rất nhiều so với sofa da. Bởi chúng ta có thể sử dụng nhiều công cụ và cách khác để xử lý. Chất liệu vải cũng dễ dàng che đi các đường nối, liên kết cũng sẽ dễ hơn. Tuy nhiên, cũng cần phải xử lý các bước cẩn trọng nếu không sẽ vô tình làm mất mỹ quan của sản phẩm.
- Tìm một phần vải trùng màu hoặc gần giống màu với ghế sofa bị rách, cắt miếng vải với diện tích to hơn vết rách
- Quét một lớp keo 2 mặt lên một mặt của miếng vải, dùng bàn là là qua để keo dính vào mặt vải
- Lật ngược miếng vải lại và lột lớp keo còn lại ra, dán vào chỗ bị rách của ghế.
- Dùng bàn là, là toàn bộ phần vải vừa dán để keo dính chắc vào ghế.
Sofa bị dính mực
Với những gia đình có con nhỏ thì việc những vết mực của bút bi, bút dạ quang bám dính trên ghế là điều không thể tránh khỏi. Theo đó, bạn có thể xử lý chúng bằng những nguyên liệu dễ tìm như thuốc xịt tóc, cồn 70 độ, các chất tẩy rửa có thương hiệu. Bạn nên cẩn thận thử chà rửa một phần sofa nhỏ với những dung dịch trên để tránh tình trạng bị bay màu vải của sản phẩm.
Trên đây là những điều cần biết về loại sofa vải mà bạn cần nắm nếu đang có ý định mua sản phẩm này cho gia đình mình. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm hữu ích để việc sử dụng những sản phẩm sofa vải trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.
Bạn có thể ghé Showroom của Vinaco tại: Số A3-2, Ngõ 126 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Hoặc bạn có thể gọi điện đến Hotline: 0918 593 088 để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc của bạn về ghế sofa. Vinaco Việt Nam là công ty nội thất chuyên sâu nhất là lĩnh vực ghế sofa. Do đó khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng và yên tâm khi trải nghiệm dịch vụ tại Vinaco.